Mimosa từ đâu em tới - loài hoa vàng tuyệt đẹp

Đà Lạt đã vào đông, hoa mimosa đang kỳ nở rộ, làm đẹp thêm thành phố mù sương, trên những nẻo đường, vườn cây. Đã có rất nhiều du khách đến chụp hình cùng hoa. 

Những bông hoa mimosa đầu tiên tôi biết không phải qua lời một bài hát"Mimosa từ đâu em tới" mà là vào những năm cuối 1989 đầu 1990.
Ba tôi, một kỹ sư lâm nghiệm đi công tác Đà Lạt. Ngày về, cùng một ít khoai tây, bông cải, bắp cải... còn có một cành mimosa hoa vàng lá bạc còn tươi nguyên được ba tôi gói trong giấy báo ẩm.

Ba tôi đã cất công bứng từ sớm, bọc bông gòn ướt vào gốc, để mang về làm quà cho mẹ tôi. Không chỉ thế, ông đã muốn thử xem có thể trồng cây hoa này bằng cách dăm cành trong nhà kiếng ở xứ nóng không (nhưng ông đã thất bại).
Từ cành hoa của ba tặng mẹ, dẫn đến một thôi thúc tôi phải một lần đến Đà Lạt, đúng vào mùa mimosa nở.
Dĩ nhiên tôi đã thỏa nguyện, vì mimosa là một loài cây nở hoa bền bỉ, có thể kéo dài từ cuối mùa đông sang đến mùa xuân. Và khi thời tiết thuận lợi, mimosa có thể nở vàng rực trong nắng vàng Đà Lạt.

Tháng 10, khi tôi lên Đà Lạt vào mùa dã quỳ đang nở bung đẹp nhất, mimosa đang chi chít nụ. Đà Lạt khi đó còn đầy những chiều mưa, nên mọi cây mimosa trên các con phố đều sum suê cành lá.
Sang tháng 11, tôi lên lần nữa, mưa đang thưa dần, mọi cây mimosa vẫn xòe lá bạc, còn hoa đã bung nụ lấm tấm đầy cành.
Gần đây, khi nói về những mùa hoa đặc trưng Đà Lạt, dân du lịch và nhiếp ảnh hay nói về một loài hoa dại mang tên dã quỳ. Nhưng thực tế mà nói, dã quỳ không chỉ có ở Đà Lạt, mà đã có mặt gần như khắp Tây nguyên, và cũng đã có nơi vùng cao phương Bắc.

Sau mùa dã quỳ, là sẽ đến một mùa hoa khác, mai anh đào.

Hiện tại, có thể nói mai anh đào là một loài hoa đặc trưng của Đà Lạt, vì các vùng khác ít có. Nhưng mai anh đào có một điểm yếu là mùa hoa khá ngắn. Và nếu thời tiết lạnh ít, hoa sẽ nở thưa thớt. 
Còn phượng tím, dĩ nhiên phải chờ sang tháng 3.
Mimosa là một loài cây hoa thân gỗ, sống lâu sẽ cho ra thân tàn rộng. Tuy nhiên vì thân mảnh, cành nhiều nhưng bộ rễ lại yếu, cho nên khi trồng, lúc cây non phải vun đủ đất để bộ rễ phát triển đầy đủ nhất.
Ngoài ra còn phải biết cắt, chiết cành và ngọn để tán xòe, giảm độ cao. Không trồng nơi đất có địa thế xéo, tránh cây bị gió mưa làm lung lay, bật gốc... Những nhà vườn Đà Lạt luôn nói vậy khi nghe du khách hỏi về loài cây lá bạc hoa vàng này.

Còn về kinh tế, ngoài chuyện hoa đẹp (hoa mimosa màu vàng, như một cục bông với hàng trăm cánh nhỏ li ti nở thành chùm, nhiều chùm trên một cành, tạo ra một cây đầy hoa vàng rực) thì với người Đà Lạt, mimosa không còn giá giá trị gì khác.
Nhưng họ vẫn trồng khi có một chút đất còn trống trong góc vườn, và trồng dọc hàng rào. Như một cách nghĩ đơn giản mà dễ thương: có cây hoa đẹp thì cứ trồng, mùa có hoa thì ra nhìn ngắm. Mình ngắm, du khách ngắm. Để thấy đất trời như đẹp hơn.
Vâng, hoa mimosa rất đẹp, đó là khi chúng cùng bung nở chen chúc trên cành chứ không phải để hái thành bó trong phong trào phượt theo mùa, cầm hoa để chụp ảnh. Vì cũng như dã quỳ, chúng rất mau héo rũ khi phải lìa cành.

Và mọi cành hoa bị bẻ trơ trọi, dù là hoa dại (như xuyến chi, bồ công anh, bạch đầu ông, tàu bay... ) cũng kém đi hương sắc khi phải rời khỏi thân cành hay thảm hoa, cộng đồng hoa mà chúng đang vui sống.
Mùa này, đã có nhiều du khách đến chụp hình cùng hoa. Nhưng cho dù thế nào, xin đừng vặt cành bẻ hoa. Để đến mỗi mùa mimosa nở, mọi du khách đến từ các nơi đều có thể ngắm hoa, chụp hình cùng hoa mà không bị mang tiếng “những bước chân tàn phá”...

Mimosa loài hoa đẹp ven đường

Không biết dùng từ gì để mô tả về loài hoa này nó có cái tên thật tây mimosa. Nhắc đến loài hoa này là nghĩ về cả một câu truyện tình lãng mạng - Hoa tượng trưng cho tình yêu thầm kín và vẻ đẹp khiêm nhường. Mimosa không đẹp rực rỡ như các loài hoa khác nhưng có sắc vàng quyến rũ đến nao lòng. Vốn chỉ là một loài cây hoang dã, mọc ở rừng hoặc ven đường nên hoa phải chịu kiếp hoa dại ít được người mang về nhà trồng. Mỗi khi nhìn thấy loài hoa này mình luôn thấy một điều gì đó có phần kiêu hãnh và lạnh lùng. 

 


Tuyền thuyết kể rằng Truyền thuyết Mimosa kể rằng: Ngày xưa, ở vùng đất Australia tươi đẹp nằm giữa biển khơi đầy nắng ấm có một đôi tình nhân yêu nhau say đắm. Chàng là con của một ngư dân, có thân hình vạm vỡ và một trí thông minh tuyệt vời. Nàng là con gái cưng của một gia đình quý tộc đẹp rực rỡ, đài các, yêu màu vàng và được Chúa ban cho một tấm lòng nhân hậu. Họ đã trao nhau những nụ hôn say đắm và cả cuộc đời trên cảng biển Sydney thơ mộng. Nhưng rồi, gia đình nàng lại ép gả cho một Công tước Hoàng gia. Sau bao phen phản đối kịch liệt không thành, nàng đành chấp nhận lên xe hoa. 

Chàng buồn phiền từ giã biển khơi, bỏ nghề chài lưới, lên một vùng núi cao hiểm trở làm nghề giữ rừng để quên đi mối tình tuyệt vọng. Khi đặt chân đến nơi, thì một trận hỏa hoạn dữ dội xảy ra. Một mình chàng bất chấp hiểm nguy đã cứu những cánh rừng xanh và những con thú rừng tội nghiệp. Và rồi, ngọn lửa quái ác kia đã thiêu sống chàng. Khi hay tin chàng trai bỏ biển lên ngàn tìm quên mối tình đầu dang dở, trong đêm tân hôn cô gái đã bỏ trốn để tìm người yêu. Nhưng, hỡi ơi! Đến nơi thì nàng chỉ tìm thấy thân xác chàng bên đống tro than của cánh rừng bị cháy. Đau đớn tột cùng, nàng đã gục chết bên người yêu. Từ đó, trên vùng núi cao của đất nước Australia thơ mộng - nơi cặp tình nhân đã chết cho tình yêu xuất hiện một loài cây thân mộc, lá màu xanh biếc, lấp lánh hoa vàng thơm mát. Đó chính là hoa Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae hay còn gọi là Mimosa!

Trúc Đào - Loài hoa đẹp nhưng rất độc

Chỉ ăn phải từ 10 đến 20 lá trúc đào thì người lớn cũng có thể bị nguy hiểm tính mạng và chỉ ăn 1 lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em
Hiện nay, trong các công viên và tại nhiều cơ quan đang có khuynh hướng trồng cây có hoa đẹp để làm cảnh. Trong số các cây được chọn lựa, có loại tuy hoa rất đẹp, thậm chí còn có giá trị về y học nhưng cũng lại rất độc. Một trong những loại này phải kể đến đầu tiên là cây trúc đào. 

Độc tính rất cao Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, họ Apocynaceae, có trên 400 loài xuất hiện trên khắp thế giới, phát triển tốt với khí hậu nhiệt đới, ấm áp, cũng có thể chịu hạn hoặc sương giá tốt. Hoa trúc đào có dáng đẹp sặc sỡ, nhiều màu sắc như trắng, hồng nhạt, hồng đậm hoặc hơi đỏ cam, đỏ tía, hoa đơn hoặc hoa kép. Trong đó, loại có hoa màu hồng là phổ biến nhất. Hoa có mùi thơm nhẹ. Cũng chính vì những lý do nói trên mà trúc đào là cây rất được ưa chuộng để chọn trồng làm cảnh. Ngoài việc cho hoa đẹp, trúc đào còn có những giá trị khác có ích cho y học. Chẳng hạn trong lá trúc đào người ta đã chiết được các glycoside như: oleandrin (neriolin), neriin, adynerin và neriantin. Chất neriolin được dùng làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, khó thở, chữa phù do suy tim. So với digitalin hay digoxin, neriolin có các ưu điểm là không bị phá hủy bởi men của dịch tiêu hóa, đào thải nhanh và không gây tích lũy. Tuy nhiên, khi được sử dụng để làm cây cảnh thì phải hết sức cẩn trọng bởi trúc đào là một trong những loài thực vật chứa nhiều hợp chất có độc, có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. 

Độc tính có trong trúc đào rất cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây tử vong. Đáng kể nhất trong số các chất độc có trong cây trúc đào là oleandrin và neriin, đều là các glycoside tim mạch. Hai chất này có trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Vỏ cây chứa rosagenin, có các tác động tương tự như strychnin. Toàn cây đều có nhựa màu trắng sữa là chất rất độc và đều gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã cho thấy chỉ ăn phải từ 10 đến 20 lá trúc đào thì người lớn cũng có thể bị nguy hiểm tính mạng và chỉ 1 lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. 

Nhiều người lính ở vùng đảo Corse (Pháp) bị chết do ăn thịt nướng với que xiên lấy từ cành cây trúc đào, nhiều người khác bị ngộ độc do uống nước có nút chai làm từ cây trúc đào hoặc do uống nước suối chảy qua khu vực có nhiều cây trúc đào mọc. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ, chỉ trong năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc có liên quan tới trúc đào. Triệu chứng ngộ độc do trúc đào Nếu ngộ độ do trúc đào có thể có các triệu chứng như sau: -Trên hệ tiêu hóa: Buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, các tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn máu. - Trên tim mạch: Loạn nhịp tim, đầu tiên nhịp nhanh sau đó chậm dưới mức bình thường rồi loạn nhịp. Các chất độc từ trúc đào khi nhiễm vào cơ thể còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương làm da xanh tái và lạnh, nạn nhân đờ đẫn, run rẩy chân tay và các cơ, tai biến mạch máu, hôn mê và có thể dẫn tới tử vong. 

Nhựa trúc đào dính vào da còn gây viêm tấy và bỏng rát, sưng đỏ; dính vào mắt sẽ gây loét giác mạc, nếu bị nặng có thể dẫn đến mù mắt. Vì những lý do trên nên rất cần thận trọng khi đưa trẻ vào chơi ở những công viên có trồng cây trúc đào, tránh không để trẻ hái lá hay hoa hoặc bẻ cành để chơi. Không nên sử dụng trúc đào để làm cây cảnh ở nhà. Xử lý khi ngộ độc do trúc đào Ngộ độc do độc chất từ trúc đào xảy ra rất nhanh nên cần cấp cứu lập tức, đưa ngay nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Kích thích gây nôn và rửa ruột là các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc. Uống than hoạt tính cũng có thể được chỉ định trong trường hợp này. 
Ngoài ra, có thể cho uống nước sắc cam thảo bắc để giải độc hoặc uống nước chè, vì trong nước chè có chứa tannin sẽ làm tủa chất độc và hạn chế sự hấp thu vào ruột. Các chăm sóc y tế tiếp theo là cần thiết và phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của sự ngộ độc và các triệu chứng. Nếu dính vào da hoặc mắt, phải rửa mạnh dưới vòi nước ngay để tẩy sạch độc tố
Được tạo bởi Blogger.